TIỀN ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?
Tiền điện tử là các đồng tiền kỹ thuật số được luân chuyển qua hệ thống internet và những đồng tiền điện tử này dựa trên kỹ thuật mã hóa.
Tiền kỹ thuật mã số đầu tiên được gọi là Bitcoin đã được tạo ra ở dạng mã nguồn mở C++ vào đầu năm 2009 bởi lập trình viên Satoshi Nakamoto.
Bitcoin sử dụng mã nguồn SHA-256 là proof-of-work (tạm dịch là sơ đồ bằng chứng về công việc); có nghĩa rằng đây là kết quả của những công việc hay giao dịch đã được thực hiện trên mạng internet toàn cầu và tích lũy lại dưới dạng mã hóa. Tất cả mọi người hiểu về mã nguồn đều có thể tự dùng máy tính để thực hiện mining (đào mỏ) đồng tiền này. Chính vì vậy, BITCOIN hay những đồng tiền kỹ thuật số khác là TÀI NGUYÊN có giới hạn của mạng internet.
Việc sử dụng Đồng Tiền Kỹ Thuật Số để làm phương tiện thanh toán có nhiều ưu điểm hơn so với tiền giấy hay tài khoản ngân hàng. Do vậy, theo dự báo của các chuyên gia tài chính trên Thế Giới thì đồng tiền kỹ thuật số là phương tiện thanh toán tương lai.
Hiện tại, Bitcoin là đồng tiền có giá trị cao nhất và được xem là TÀI NGUYÊN VÀNG. Ngoài ra, hiện nay trên Thế Giới, giới công nghệ thông tin cũng đã "đào" ra được trên 1000 đồng tiền khác nhau.
Các đồng tiền kỹ thuật số đã được giao dịch công khai trên sàn giao dịch www.coinmarketcap.com
#tiendientu
#bitcoin
#onecoin
#dautuchungkhoan
Để hiểu thêm về tiền điện tử liên hệ 0903.772424
DUNG CF COC
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...dù chỉ để gió cuốn đi
Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017
Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015
Thành hay bại khác nhau ở cách nghĩ
Thành hay Bại khác nhau ở cách nghĩ
By Guest Post on
Tôi có hai người bạn và cả hai người đều xuất phát làm quán cafe.
Người thứ nhất: bỏ ra 60 triệu làm quán thứ nhất, tuyển nhân viên về làm, mỗi tháng lời được 15 triệu. Thấy OK, tiếp tục làm quán thứ hai, nhưng quán thứ hai này không được thành công lắm và anh ta rất khổ sở trong việc tìm kiếm nhân viên tốt, càng ngày càng càng áp lực việc quản lý. Cuối cùng anh ta sang hết lại cả hai quán. Chấm dứt nghiệp cafe.
e-consulta.com
Người thứ hai có cách suy nghĩ khác: anh ta cũng bỏ ra 60 triệu làm quán đầu tiên để làm cái quán mẫu và chụp hình lại, anh ta PR, quảng cáo.
Anh ta sang quán ư? Không. Anh ta thu hút khách hàng uống cafe ư? Cũng không…
Anh ta, PR, quảng cáo mô hình làm quán cafe từ A – Z (kể cả đào tạo bán hàng và chuyển giao công việc cho nhân viên trong tuần đầu tiên) với số vốn đầu tư rất ít nhưng thu nhập trên 15 triệu mỗi tháng. Anh ta thuyết phục khách hàng, thay vì anh ta lấy 60 triệu thì anh ta chỉ lấy có 45 triệu thôi (không có lời từ việc làm quán) với điều kiện là người chủ phải lấy thương hiệu cafe của anh ta, đồng nghĩa với việc là phải lấy cafe của anh ta (chất lượng bằng hoặc hơn cafe cùng phần khúc).
Như vậy mỗi tháng anh ta lời có 5 triệu từ việc bỏ cafe (nhưng anh ta không phải lo nghĩ gì về việc quản lý, kiếm nhân viên, vốn cũng không bị chôn một chỗ). Mỗi tháng thì anh ta làm được khoảng 3 quán, đến nay thì anh ta đã làm được trên 50 quán. Như vậy mỗi tháng anh ta kiếm sơ sơ là 250.000.000 mỗi tháng.
Ngoài ra, anh ta giúp tăng thêm thu nhập cho chính mình và khách hàng của mình (chủ quán) bằng việc đóng khung Poster sản phẩm E -Guard (cản bức xạ điện thoại gây ung thư) độc quyền lên tường của quán (vừa trang trí quán rất đẹp), khách hàng uống cafe tò mò hỏi thăm và thấy hay hay khi chứng minh tại chỗ công dụng của miếng dán này nên nhiều khách hàng mua miếng dán này để trang bị cho điện thoại của mình và bảo vệ cái đầu của mình.
Như vậy, anh ta tăng lợi thế cạnh tranh bằng việc tăng thêm thu nhập cho quán, và anh ta cũng kiếm thêm chút đỉnh, thương hiệu cafe của anh ta ngày càng được đồn xa và nhiều người biết nhiều hơn. Tôi chắn chắc anh ta sẽ còn tiến xa hơn nữa.
P/S: Qua câu chuyện trên chúng ta mới thấy sự khác biệt giữa giàu và nghèo cũng là sự khác biệt tư duy. Điều này làm tôi nhớ câu nói của Abraham Lincon: “Nếu chặt cây 6 tiếng, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài cái lưỡi rìu”. Như vậy bạn cứ cắm đầu cắm cổ làm mà không chịu tư duy, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thành công.
Tác giả: Trần Đăng Khoa
By Guest Post on
Tôi có hai người bạn và cả hai người đều xuất phát làm quán cafe.
Người thứ nhất: bỏ ra 60 triệu làm quán thứ nhất, tuyển nhân viên về làm, mỗi tháng lời được 15 triệu. Thấy OK, tiếp tục làm quán thứ hai, nhưng quán thứ hai này không được thành công lắm và anh ta rất khổ sở trong việc tìm kiếm nhân viên tốt, càng ngày càng càng áp lực việc quản lý. Cuối cùng anh ta sang hết lại cả hai quán. Chấm dứt nghiệp cafe.
e-consulta.com
Người thứ hai có cách suy nghĩ khác: anh ta cũng bỏ ra 60 triệu làm quán đầu tiên để làm cái quán mẫu và chụp hình lại, anh ta PR, quảng cáo.
Anh ta sang quán ư? Không. Anh ta thu hút khách hàng uống cafe ư? Cũng không…
Anh ta, PR, quảng cáo mô hình làm quán cafe từ A – Z (kể cả đào tạo bán hàng và chuyển giao công việc cho nhân viên trong tuần đầu tiên) với số vốn đầu tư rất ít nhưng thu nhập trên 15 triệu mỗi tháng. Anh ta thuyết phục khách hàng, thay vì anh ta lấy 60 triệu thì anh ta chỉ lấy có 45 triệu thôi (không có lời từ việc làm quán) với điều kiện là người chủ phải lấy thương hiệu cafe của anh ta, đồng nghĩa với việc là phải lấy cafe của anh ta (chất lượng bằng hoặc hơn cafe cùng phần khúc).
Như vậy mỗi tháng anh ta lời có 5 triệu từ việc bỏ cafe (nhưng anh ta không phải lo nghĩ gì về việc quản lý, kiếm nhân viên, vốn cũng không bị chôn một chỗ). Mỗi tháng thì anh ta làm được khoảng 3 quán, đến nay thì anh ta đã làm được trên 50 quán. Như vậy mỗi tháng anh ta kiếm sơ sơ là 250.000.000 mỗi tháng.
Ngoài ra, anh ta giúp tăng thêm thu nhập cho chính mình và khách hàng của mình (chủ quán) bằng việc đóng khung Poster sản phẩm E -Guard (cản bức xạ điện thoại gây ung thư) độc quyền lên tường của quán (vừa trang trí quán rất đẹp), khách hàng uống cafe tò mò hỏi thăm và thấy hay hay khi chứng minh tại chỗ công dụng của miếng dán này nên nhiều khách hàng mua miếng dán này để trang bị cho điện thoại của mình và bảo vệ cái đầu của mình.
Như vậy, anh ta tăng lợi thế cạnh tranh bằng việc tăng thêm thu nhập cho quán, và anh ta cũng kiếm thêm chút đỉnh, thương hiệu cafe của anh ta ngày càng được đồn xa và nhiều người biết nhiều hơn. Tôi chắn chắc anh ta sẽ còn tiến xa hơn nữa.
P/S: Qua câu chuyện trên chúng ta mới thấy sự khác biệt giữa giàu và nghèo cũng là sự khác biệt tư duy. Điều này làm tôi nhớ câu nói của Abraham Lincon: “Nếu chặt cây 6 tiếng, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài cái lưỡi rìu”. Như vậy bạn cứ cắm đầu cắm cổ làm mà không chịu tư duy, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thành công.
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014
Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013
Những file Đào tạo kỹ năng kd Amway
Những Ghi Am Hay Trong Amway dành cho NPP thật sự nghiêm túc nghe tham khảo
1. Bốn kỷ năng cơ bản
2. Amway sự nghiệp kinh doanh đúng nghĩa
3. Bài phát biểu của RichDevos
4. Cách kiếm tiền của Roberkyosaki
5. Tâm thức của người chiến thắng
6. Câu chuyện thành công của Emeral mới
7. Trả lời thắc mắc
8. Thái độ và cách ứng sử trong Amway
9. Nổ lực hôm nay hưởng thụ ngày mai
10. 9 Bước đi đến thành công
11. Làm thế nào để thật sự tham gia vào Amway
12. Một số cách hẹn gặp hay trong amway
13. 9 Bước cốt lỏi cần làm
14. Niềm tin
15. Kinh nghiệm tổ chức Kinh Doanh Tại Nhà
16. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ
17. Chia sẽ cách lãnh đạo
18. Cách suy nghĩ của NPP chuyên nghiệp
Đây là những ghi âm hay được chia sẽ bởi những NPP thanh công trong Amway anh chị lãnh đạo lưu lại và nghe vào lúc rãnh rổi.
Có những điều học được rất hay.
Chúc anh chị thành công và hưởng thụ sự thanh công cùng Amway và Gia Đình
Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012
TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ VỀ KINH DOANH THEO MẠNG
Sau 10 tháng nghiên cứu và tìm hiểu về ngành nghề MLM, tôi dần ngộ ra những sự khác biệt của ngành nghề đầy tính nhân văn này.
Trong kinh doanh truyền thống(KDTT) hay kinh doanh theo mạng (KDTM), về mặt bản chất tương đối giống nhau đó là đều xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối hàng hóa, một khi bạn sở hữu được hệ thống phân phối này thì cho dù bạn KDTT hay KDTM bạn cũng đều trở nên giàu có. Vậy điều gì khiến KDTM trở nên ưu việt hơn so với KDTT ? Trong ngắn hạn, có thể KDTT đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng với tốc độ nhanh hơn khi sử dụng chiến lược quảng cáo khủng, tuy nhiên rất tốn kém và tiềm ẩn đầy rủi ro khi chương trình quảng cáo không phát huy tác dụng.
Trong KDTT bạn khó có thể trở thành một nhà phân phối khi bạn chưa đủ kinh nghiệm, tài chính và hệ thống phân phối có sẵn; trong khi KDTM sẵn sàng hợp tác với tất cả mọi người. Và tôi đã nhận ra giá trị cốt lõi trong KDTM đó là ĐÀO TẠO, đây chính là tính ưu việt của ngành KDTM.
Mặc dù trong KDTT vẫn đề cao sự nghiệp đào tạo, tuy nhiên vì cơ chế của nó không phát huy được sức mạnh của tinh thần ham học hỏi và đào tạo lại. Có thể Công ty vẫn có những chương trình đào tạo dành cho nhân viên và các nhà phân phối của mình nhưng thực sự chẳng ai muốn đào tạo lại cho những đại lý tuyến dưới của mình cả, đơn giản là vì chẳng có một cam kết nào ràng buộc anh mãi mãi là tuyến dưới của tôi; do vậy một khi anh có đủ tiềm lực hơn tôi thì có thể tôi sẽ mất tất cả. Ngược lại, trong KDTM, tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để đại lý tuyến dưới có thể tài giỏi hơn mình, bởi vì cho dù họ có thành công hơn, kiếm nhiều tiền hơn thì tôi vẫn nhận được 1 phần từ họ. Do vậy bạn càng giúp được nhiều người thành công thì bạn càng thành công. Đây là một giá trị nhân văn tuyệt vời mà tôi nhận được từ KDTM; trong khi những người chưa hiểu được bản chất của ngành nghề này vẫn nhìn nó với con mắt thiếu thiện cảm. Tôi chợt nhận ra rằng, những nghề được mọi người trân trọng như giáo viên, bác sĩ... bởi vì nó mang lại cho nhiều người có cuộc sống tốt đẹp hơn; từ đó một niềm hi vọng trong tôi đó là KDTM là một nghề đáng được tôn vinh bởi vì nó đã, đang và sẽ mang lại cho hàng triệu người có cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều lần so với nghề giáo và nghề y.
Sự nghiệp đào tạo trong KDTM không đơn thuần chỉ dạy cho bạn biết bán hàng, mà để thành công bạn cần phải biết "bán cả bản thân mình".Tôi đã học được nhiều điều và ứng dụng vào cuộc sống, tôi đã biết chăm sóc đến sức khỏe của bản thân và gia đình, không còn hút thuốc, nhậu nhẹt say xỉn; tôi biết sống chan hòa hơn với mọi người và đặc biệt tôi đã tự tin hơn rất nhiều khi đứng trước đám đông hay khi giao tiếp với người lạ. Những bài học hay giúp tôi luôn mong muốn học hỏi và hoàn thiện bản thân mình. Một bài học từ người thầy của tôi đó là: "Nếu bạn giỏi chắc chắn bạn đã giàu có, nếu bạn chưa giàu có thì chưa chắc bạn đã giỏi, vậy bạn muốn làm giàu bạn phải học hỏi từ những người giàu"; chính cái "tôi" sẽ giết chết tương lai của bạn, không ai có thể biết hết mọi thứ, do vậy hãy không ngừng học hỏi để ngày càng mở rộng "vùng hiểu biết" của mình và thu hẹp "vùng chết" lại ( "vùng chết" là những kiến thức bản thân mình không biết mà cứ tưởng rằng minh biết cho nên không chịu học hỏi).
Hầu hết sản phẩm của các công ty KDTM đều có chất lượng rất cao tuy nhiên chất lượng sản phẩm không đủ để làm nên sự thành công cho một công ty KDTM; nhiều người lầm tưởng rằng công ty họ có sản phẩm chất lượng cao, sơ đồ trả thưởng tốt thì sẽ thành công dễ dàng, tuy nhiên tôi thấy rằng đó chỉ là điều kiện cần mà thôi; yếu tố quyết định đến sự thành công trong KDTM là đó là đào tạo; công ty và những người đi trước có giúp cho bạn trở thành một người thầy hay không? bạn trở thành một người thầy xuất sắc khi bạn làm cho mọi người thấy rằng không quá khó để học và cũng sẽ không làm được nếu không chịu học. Đây là một hệ thống sao chép đầy kinh nghiệm mà không phải công ty nào cũng làm được.
Một vấn đề nữa mà tôi muốn chia sẻ với các bạn về việc lựa chọn đối tác như thế nào?
Tôi vẫn thấy rất nhiều người thích lôi kéo NPP từ công ty khác hay lựa chọn những người có kinh nghiệm trong kinh doanh truyền thống. Theo tôi đây không phải là ý kiến hay, bởi vì bạn sẽ rất khó có thể đào tạo họ theo chương trình của bạn; những người này luôn nghĩ rằng họ đã biết kinh doanh và họ không cần phải học; bạn sẽ không thể rót được nhiều nước vào trong ly nước đã đầy. Do vậy, bạn hãy tìm những người luôn có tinh thần ham học hỏi để hợp tác. Chúc bạn thành công
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012
Triết lý của ăn mày
Một câu chuyện rất thú vị và có lẽ cũng khá bổ ích cho công việc kinh doanh. Câu chuyện bắt đầu như thế này. Một người đàn ông trẻ xách túi đồ nhãn hiệu Levi’s ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra anh ta, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của anh ta chỉ có thế thôi. Thế nhưng người ăn mày đã dạy anh ta một bài học kinh doanh sâu sắc. - Xin anh… cho tôi ít tiền đi! – Anh ta đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho ăn mày một đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau. - Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Levi’s ở Plaza chắc chắn nhiều tiền… - Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! – Người đàn ông ngạc nhiên. - Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học Người đàn ông ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi: - Thế nào là ăn mày một cách khoa học? Anh ta nhìn kỹ người ăn mày, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ. Ông ta giảng giải: - Ai cũng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm khác biệt của tôi với những thằng ăn mày khác. Chàng thanh niên gật đầu đồng ý, đúng là anh ta không ghét người ăn mày này, nên anh đang nói chuyện với ông ta đấy thôi. - Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng… - …??? - Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng . Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi. Ông ta lấy giọng nói tiếp: - Ở khu Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ. - Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Chàng thanh niên căn vặn. - Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ! - Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền? - Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 400-500 nghìn. - Hả? Nhiều vậy sao? Thấy chàng thanh niên nghi ngờ, người ăn mày tính cho anh ta thấy: - Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần xin một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn. Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh. Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy. - Ông nói tiếp đi! – Chàng thanh niên hào hứng hào hứng. - Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để xin? Anh ta ngẫm nghĩ rồi bảo: “tôi không biết”. - Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh. Chí lý, chàng thanh niên càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra. - Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả! Chàng thanh niên nghe sếp anh ta nói bao nhiêu lần câu này, nhưng đây là lần đầu anh nghe một người ăn mày nói như vậy. - Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không? - Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối. Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được tám trăm hoặc một nghìn lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều. - Trời, tôi phục tay ăn mày này quá! - Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ. - Quá chuẩn! - Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình. - Ối ông cũng có vợ con? - Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó. Chàng thanh niên buột miệng: - Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không? Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không? Ăn mày chuyên nghiệp cũng phải có tri thức, các nghề khác cũng vậy, đặc biệt là nghề giám đốc thì lại càng phải trang bị cho mình nhữngkiến thức và kỹ năng cần thiết để hướng tới mục tiêu đạt đến sự chuyên nghiệp.
Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)